DANH MỤC TOUR    
DA NANG XANH
Tour Đà Nẵng Singapore Malaysia
Tour Đà Nẵng Thái Lan
tour đà nẵng

Những nguy hiểm khi đi du lịch biển và cách khắc phục

Biển sẽ luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè nóng nực, Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến cho chuyến du lịch biển của mình bởi nơi đây không chỉ có đường bờ biển dài mà còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bạn có thể kết hợp cho chuyến du lịch của mình. 

Tuy nhiên, tắm biển hoặc tham gia các hoạt động thể thao dưới biển cũng luôn tiềm ẩn những mỗi nguy hiểm mà bất cứ ai cũng có thể gặp. Đà Nẵng Xanh sẽ đưa ra một số nguy hiểm và cách khắc phục giúp bạn chủ động hơn khi gặp sự cố.

Say sóng

Say sóng thưởng xảy ra với những người có cơ thể yếu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khi đi các phương tiện trên biển.Triệu chứng thường thấy của say sóng là da đỏ, khô và nóng cơ thể toàn thân đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, yếu. Người bị say sẽ thở hổn hển, co giật, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoa mắt và bất tỉnh.

Cách xử lý là đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, cởi bỏ bớt quần áo, chườm khăn lạnh để nhanh chóng hạ nhiệt độ về mức 37 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý tới hơi thở của người bị nạn và tìm kiếm hỗ trợ y tế.

Say nắng

Tương tự say sóng, say nắng xảy ra khi thân nhiệt tăng cao hơn mức bình thường, có thể vì ở ngoài nắng quá lâu. Bạn cần cởi bớt quần áo ngoài và làm mát bằng cách chườm vải, khăn thấm nước lên nạn nhân.

Ngoài ra, bạn có thể dùng quạt để làm mát, liên tục theo dõi tình hình nạn nhân. Cách tốt nhất là gọi hoặc nhờ người tìm trợ giúp y tế để được chăm sóc đúng cách.

Để tránh say nắng, khi đi du lịch bạn nên uống nhiều nước, không nên ngồi giữa trời nắng quá lâu và giảm bớt những hoạt động ngoài trời giữa ngày hè nóng nực.

Bỏng nắng

Do các bãi biển thường rất hiếm bóng mát, đồng thời cát biển thường có màu trắng và phản chiếu ánh mặt trời nên khả năng da bị tiếp xúc và hư tổn bởi các tia nắng cao hơn bình thường nhiều lần. Nếu tiếp xúc thường xuyên các tia cực tím từ mặt trời, có thể gây đột biến gen trong các tế bào da và dẫn đến ung thư da.

Để bảo vệ cơ thể khỏi các tia có hại có trong ánh nắng mặt trời cũng như các mối đe dọa mắc phải bệnh ung thư da, người đi biển cần nhớ luôn phải thoa kem chống nắng, nên ở trong bóng râm, nên có áo khoác lên người khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Chuột rút

Chuột rút làm giảm khả năng bơi lội hoặc nguy hiểm hơn là chết đuối. Nếu đang đằm mình trong dòng nước biển và gặp hiện tượng này, bạn cần bình tĩnh để xử lý.

Trường hợp cơ bụng bị chuột rút, hãy thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân. Từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút, sau đó nhờ người đưa lên bờ.

Gặp chuột rút với các vùng khác trên cơ thể, cần tìm cách lên bờ ngay để được chữa trị. Nếu là chuột rút bắp chân, bạn hãy nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót giúp cơ bắp giãn ra. Hoặc bạn nằm xuống, giữ chân thẳng tối đa và nhờ người đẩy mạnh các ngón chân ngược về hướng đầu gối.

Nếu bị chuột rút ở đùi, du khách nên ngồi xuống, nhờ người giúp kéo chân thật thẳng, nâng gót lên, cùng lúc dùng tay ấn mạnh đầu gối xuống. Gặp hiện tượng này lúc đang bơi, hãy giơ một tay kêu cứu, tay kia đập xuống nước giữ cơ thể không bị chìm.

Bị sứa đốt, cắn

Một số loài sứa đặc biệt thích bơi ở các khu vực biển gần bờ. Nếu chẳng may bạn chạm phải chúng, chất độc từ sứa có thể gây khó chịu như cảm giác bỏng rát hoặc thậm chí gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng hơn như mẩn đỏ nhiều, dị ứng da nặng.

Theo các chuyên gia cứu hộ tại bãi biển, nếu bạn đột ngột thay đau rát da hãy nhanh chóng bơi trở lại bờ, lau khô vùng da bị sứa đốt, không chà xát mạnh. Sau đó, hãy liên hệ với nhân viên cứu hộ hoặc trạm y tế để dùng sản phẩm làm sạch và giảm đau.

Rơi vào dòng chảy xa bờ

Đây là dòng chảy dài và khá hẹp, từ phía bờ hướng ra biển, còn có tên gọi Rip. Du khách có thể nhận thấy dòng chảy xa bờ bằng mắt thường.

Chúng là dòng nước mạnh, chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước vào bờ trong khi dòng chảy này liên tục trôi ngược lại. Nơi có dòng chảy xa bờ chủ yếu là vùng nước lặng, màu sậm hơn do độ sâu bất thường và hầu như không có sóng. Trong quá trình đổ vào bờ, sóng xuất hiện một khoảng đứt quãng.

Khi gặp dòng Rip, nạn nhân phải bình tĩnh, bơi song song với bờ biển hoặc thả trôi cơ thể và gọi người cứu. Du khách không nên tắm ở những nơi có sóng tung bọt trắng xóa nhưng đứt quãng.

Nước bị nhiễm bẩn

Biển là nơi tập trung nguồn nước chảy từ đất liền ra. Theo nhiều nghiên cứu, các bãi biển gần khi dân cư, khu công nghiệp thường bị ô nhiễm bởi nước thải chưa qua xử lý từ các tàu thuyền, vật nuôi, các chất thải công nghiệp bao gồm nhiều độc tố nguy hiểm.

Một cuộc khảo sát gần đây tại Anh cho thấy có tới 10% các bãi biển phổ biến không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về độ sạch của nước biển. Những vùng nước bị ô nhiễm với mức độ nhiễm khuẩn và hóa chất cao có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa cho những người bơi lội trong nước.

Dị ứng thực phẩm

Nhiều người thường có một ứng dị ứng với cá biến hay một số lại hải sản khác. Triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bắt đầu bằng đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng nhẹ và chuyển dần sang các phản ứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nhức đầu, tê lưỡi. Một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở.

Cua ghẹ là những loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, bạn nên cẩn thận tránh xa những món hải sản lạ cũng như hỏi kỹ thông tin về món ăn mà mình dùng.

Với những chia sẻ mà chúng tôi vừa nêu ra ở trên, mong rằng chuyến du lịch biển của bạn sẽ hoàn hảo.

Tham khảo thêm: tour ghép Đà Nẵng Bà Nà trong ngày, tour ghép Đà Nẵng Hội An, tour ghép Đà Nẵng Cù Lao Chàm

Danh mục tour